Quy trình thi công sơn epoxy ngoài trời đạt tiêu chuẩn
1. Tìm hiểu về sơn epoxy ngoài trời
Cả hai loại sơn epoxy thường và sơn epoxy chống thấm đều có 2 thành phần chính đó là A, B. Thành phần A của sơn chứa các hạt màu nhỏ bé cùng dung môi và chất phụ gia,… thì thành B của sơn lại chứa chất đóng rắn giúp sơn có thể đóng cứng. Sơn epoxy ngoài trời được hình thành từ hợp chất epoxy – Một hợp chất gốc nhựa composite không có chứa este và không tan trong nước và không thấm nước gần như tuyệt đối cùng độ bám dính tuyệt đối trên mọi chất liệu mọi bề mặt
Không chỉ vậy sơn epoxy ngoài trời còn chứa 2 vòng benzen ở giữa trong cấu tạo phân tử của chúng nên rất bền với nhiệt và dai và cứng. Bởi vậy chúng có thể chịu được áp lực nước tốt và các ảnh hưởng khác từ môi trường nhất là sự thay đổi nhiệt độ rất nhanh chóng cùng thời tiết nồm ở Việt Nam.
Để gắn kết các phân tử epoxy lại với nhau người ta cần đổ phần B vào A và khuấy trộn trước khi thi công. Không nên để thành phần A và Phần B sau khi khuấy trộn với nhau ngoài không khí một thời gian quá lâu, chúng sẽ đông cứng và không sử dụng được, hay ảnh hưởng đến chất lượng sau khi thi công.
2. Các bước thi công sơn epoxy chống thấm ngoài trời
Để thi công sơn epoxy chống thấm ngoài trời chất lượng đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài nhất trước tiên phải xét đến kỹ thuật thi công. Sau đây là quy trình thi công sơn epoxy chống thấm ngoài trời:
Bước 1: Xử lý bề mặt cần sơn epoxy chống thấm ngoài trời
Bề mặt cần phải làm mịn, phẳng và khô. Để đạt được mặt sàn tiêu chuẩn này trước tiên bạn sẽ xử lý bề mặt bằng máy chà sàn công nghiệp giúp mặt sàn cần sơn phẳng hơn và tăng độ bám dính. Tiếp đến vệ sinh, dọn toàn bộ các bụi bẩn bằng máy hút bụi công nghiệp. Trám trét các điểm nút và gãy, lún,… và xử lý bề mặt đạt độ ẩm từ 8 – 14%.
Bước 2: Thi công sơn lót lên bề mặt
Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng để giúp bề mặt mịn hơn giúp tăng độ bám dính cho các lớp tiếp theo cùng với khả năng năng chống lại các nấm mốc, chống rỉ và bảo vệ mặt sàn bê tông và giúp lớp phủ bóng và giúp sơn đều màu hơn.
Bước 3: Thi công lớp sơn cát
Lớp sơn cát nàycó khả năng chống thấm tuyệt vời. Với thành phần được trộn theo tỷ lệ sử dụng cát thạch anh với kích thước chuyên dụng cùng với lớp sơn lỏng. Lớp sơn này ngoài ra còn tác dụng chịu tải trọng rất tốt.
Bước 4: Lớp bả sơn trên bề mặt
Bả sơn là một hỗn hợp được tạo từ bột đá siêu mịn và sơn epoxy lỏng. Lớp sơn bả này thường được dùng như một lớp sơn che khuyết điểm giúp mặt sàn phẳng hơn và đẹp hơn loại bỏ các điểm lồi lõm và nứt gãy.
Bước 5: Sơn phủ bề mặt
Sử dụng sơn phủ bề mặt để bảo vệ bề mặt khỏi những tác động bên ngoài môi trường. Bề mặt sơn phủ có thể sử dụng sơn hệ lăn hay sơn hệ san phẳng. Ngoài ra những bề mặt dốc như: bể bơi và bể nước chỉ nên sử dụng sơn lăn. Bởi sơn tự san phẳng sử dụng nguyên lý và cân bằng dòng tức là sơn sẽ chảy từ những nơi cao xuống nơi thấp theo các lực hút của trái đất.
3. Báo giá sơn epoxy ngoài trời
Để xác định được giá thi công sơn epoxy ngoài trời cần phải căn cứ cả vào công năng của nhà xưởng. Mỗi một nhà máy và nhà xưởng với các mục đích khác nhau nên khác nhau theo từng công năng phục vụ. Chính vì vậy yêu cầu mặt sàn cụ thể như: kháng hóa chất, chịu lực, chống tĩnh điện và chống nhiễm khuẩn,…. vì thế giá sơn epoxy ngoài trời cũng thay đổi khi cộng thêm các yếu tố này.
Do đó khi có nhu cầu thi công sơn epoxy ngoài trời chống thấm quý khách hàng có thể liên hệ ngay với tienboepoxy.com. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sơn epoxy ngoài trời sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn và tới công trình khảo sát cũng như đưa ra báo giá sơn epoxy ngoài trời chống thấm chính xác nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sơn epoxy là gì?