Sơn Kova chống cháy là dòng sơn chống cháy hệ nước được chế tạo từ vật liệu nano vỏ trấu và được tạo thành màng sơn phồng xốp lên giống như tổ ong lúc gặp lửa vậy. Các lớp xốp này thường bao vây và ngăn cản oxy trong không khí tiếp xúc với bề mặt của vật liệu. Những thành phần phụ cũng tạo ra khí và ngăn cản sự cháy đồng thời tạo ra lớp gốm bao phủ bề mặt vật cháy.
Sơn chống cháy có thể dùng cho các bề mặt sắt thép, kim loại, vữa xi măng, bê tông, gỗ thạch cao hay các vật liệu dùng trong xây dựng khác.
Đặc điểm sơn Kova chống cháy
Thuộc hệ sơn nước một thành phần do đó sơn chống cháy Kova rất dễ sử dụng, khi cháy cũng không độc hại và không tạo nên khí độc hay khói bụi gây ngạt thở đối với người hay động vật. Nhờ đó dòng sơn này thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm không khí. Chỉ số VOC gần bằng 0 bởi sản phẩm được sản xuất từ gỗ nano.
Căn cứ vào độ dày của màng sơn, sơn chống cháy có thẻ bảo vệ cho bề mặt vật liệu ở nhiệt độ từ 800-1200 độ C trong khoảng từ 2 đến 5 giờ. Khoảng thời gian này đủ để lực lượng cứu hỏa có thể tiếp cận và can thiệp hiện trường. Có thể kể đến một số đặc trưng của sơn chống cháy kova như:
- Bảo vệ kết cấu của công trình không bị sụp đổ hay nóng chảy dù nhiệt độ của ngọn lửa lên cao ( hơn 1000 độ C)
- Không chứa chì, không độc hại , không có thủy ngân hay hóa chất nên an toàn với cả thợ thi công và người dùng.
- Nếu sử dụng cho bề mặt kim loại thì loại sơn tương thích được khuyên dùng đó là sơn lót chống gỉ KG-01.
- Sơn chống cháy Kova thường được sử dụng chống cháy cho nhiều hạng mục công trình có thể kể đến đó là bệnh viện, nhà cửa, siêu thị, trường học, nhà máy với bề mặt chủ yếu là sắt thép, gỗ, bê tông,…
- Thời gian chống cháy của sơn Kova trong khoảng từ 2 đến 4 tiếng
- Có thể chịu được nhiệt độ từ 800 đến 1200 độ C
- Do là dòng sơn hệ nước nên quá trình thi công cũng rất dễ dàng.
- Nếu chẳng may công trình bốc cháy thì có thể giảm bớt tro bụi hay do vật liệu cháy để lại
- Giúp giảm đáng kể lượng khói bụi- nguyên nhân gây ngạt thở và ô nhiễm dẫn tới tử vong khi bị cháy
- Kết cấu sắt thép bên trong vẫn được bảo vệ và không bị mềm ra cho dù nhiệt độ lên cao đến hàng ngàn độ
- Sơn chống cháy Kova có thể dùng cho các công trình ở cả ngoài trời và trong nhà
- Có thể sơn lên những chi tiết dễ bắt lửa của xe máy, ô tô hay các bề mặt khác để ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ.
Bảng màu sơn Kova
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy KOVA
Khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn, sơn chống cháy sẽ hoạt động theo nguyên lý sau:
- Ở nhiệt độ khoảng 150 độ C chất xúc tác sẽ phản ứng và tạo nên Acid Photphoric
- Nếu ở mức nhiệt trên 300 độ C thì màng sơn sẽ phát ra một số loại khí không bắt lửa và tạo nên một lớp bọt có dạng như tổ ong với hiệu của cách nhiệt cao
- Khi nhiệt độ lên mức khoảng 500 độ C thì Hydroxit nhôm và Borat kẽm sẽ kết hợp với nhau để tạo nên một chất giống như gốm vậy.
- Nếu ở nhiệt độ cao hơn nữa trong quá trình Cacbon hóa tạo nên một lớp cách ly với bề mặt và làm giảm nhiệt độ.
Quá trình mềm ra của nhựa Binder Nano Silicat hay các Polymer hệ nước thường tạo nên một lớp sơn gốm chắc có khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt lên tới khoảng 1000 độ C. Chúng có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ bề mặt của sắt thép, gỗ và cũng là chất kết dính. Chất kết dính này trong quá trình làm mềm tạo nên một lớp vỏ giãn nở gấp khoảng 80 lần và thường xảy ra ở khắp bề mặt sơn. Khí CO2 được tạo ra thường được giữ lại và không bị thoát ra ngoài.
Lưu ý khi sử dụng sơn chống cháy Kova
- Sau khi thi công xong không được để sơn chống cháy Kova tiếp xúc với nước
- Với các vật liệu như tôn tráng kẽm thì vẫn cần phủ thêm sơn lót để tạo chân bám tốt cho sơn chống cháy với bề mặt tôn
- Có thể điều chỉnh độ nhớt của sơn dựa vào phương pháp thi công hay thời tiết, thi công sơn bằng nước sạch
Tiến Bộ Epoxy vừa giới thiệu đến các bạn những thông tin cụ thể về sơn Kova chống cháy. Ngoài loại sơn này, Kova còn được nhiều khách hàng biết đến với các loại sơn chống thấm, chống rỉ, hay các loại sơn nội ngoại thất cao cấp khác.